Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

BỆNH VIỆN DA LIỄU QUỐC GIA

BỆNH VIỆN DA LIỄU QUỐC GIA



A. Lịch sử hình thành

Ngày 30/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế với tiền thân ban đầu là Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai.

B. Chức năng nhiệm vụ

1. Viện Da liễu Quốc gia là Viện chuyên khoa đầu ngành về Phong - Da liễu có chức năng

2. Viện Da liễu Quốc gia có các nhiệm vụ:

a) Nghiên cứu mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành bệnh Phong và Da liễu:

b) Đào tạo cán bộ

c) Công tác khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

d) Chỉ đạo tuyến

e) Hợp tác quốc tế

C. Hệ thống tổ chức của Viện Da liễu hiện nay gồm khối các khoa phòng chức năng, các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng

1. Các phòng chức năng

a. Phòng tổ chức hành chính

b. Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học

c. Phòng hợp tác quốc tế

d. Phòng chỉ đạo ngành

- Xưởng giày dép chỉnh hình

e. Phòng tài chính kế toán

f. Phòng kế hoạch tổng hợp – quản trị - vật tư và thiết bị y tế

g. Phòng y tế cơ quan

2. Các khoa lâm sàng

a. Khoa khám bệnh

b. Khoa điều trị bệnh phong và laser – phẫu thuật

i. Bệnh nhân phong nội trú

ii. Vật lý trị liệu, UVA - UVB

iii. Laser

iv. Phẫu thuật

v. Chăm sóc da thẩm mỹ

c. Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em

d. Khoa điều trị bệnh da nam giới

3. Các khoa cận lâm sàng

a. Khoa dược

b. Khoa xét nghiệm

i. Phòng vi sinh – nấm

ii. Phòng giải phẫu bệnh

iii. Phòng huyết thanh

iv. Phòng sinh hóa – huyết học

v. Phòng miễn dịch

Ngoài ra, Viện còn có:

- Đảng bộ

- Công đoàn

- Chi đoàn

- Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội

- Hội đồng thi đua khen thưởng

- Hội đồng bảo hộ lao động

- Hội động khoa học kỹ thuật

- Hội đồng lương

- Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

D. Thành quả đạt được

Từ khi thành lập Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai cho tới nay là Viện Da liễu Quốc gia, Viện đã thực hiện và chỉ đạo được một số công việc nổi bật sau:

1. Xây dựng màng lưới chuyên khoa: Cho tới nay 100% các tỉnh/thành (64/64) trong cả nước đều đã có cơ sở chuyên khoa Da liễu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể về tổ chức biên chế cán bộ, theo địa dư và theo phương pháp quản lý của từng địa phương mà các cơ sở Da liễu ở từng địa phương mang những tên gọi khác nhau (Bệnh viện Da liễu; Bệnh viện Phong và Da liễu; Trung tâm Da liễu; Trạm Da liễu; tổ Da liễu nằm trong Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm Da liễu), nhưng chức năng, nhiệm vụ công tác và mục tiêu hoạt động chuyên khoa đều thống nhất.

2. Hợp tác quốc tế:

Từ những năm đầu tiên, khi mới về tiếp quản khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, Khoa đã nhận được sự giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu khoa học của các nước xã hội chủ nghĩa :

- Năm 1957-1958 : Đoàn chuyên gia Liên Xô (cũ) sang giúp ta phát hiện các bệnh hoa liễu ở Tây Bắc, Phát Diệm Ninh Bình và một vài thành phố và thị xã trên miền Bắc. Ŀồng thời chi viện cho chúng ta nhiều thuốc men và hoá chất phục vụ công tác này.

- Từ năm 1959-1962 :

 Bác sĩ Vulcan, chuyên gia Rumani sang hợp tác cùng Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai khám phát hiện và điều trị bệnh phong taị huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, huyện Vĩnh Tương tỉnh Vĩnh Phúc.

 Các chuyên gia : Kudela (Tiệp Khắc), Stoyanov Nitov (Bungari), Giáo sư Volgan Hofs (Cộng hoà Dân chủ Ŀức) sang hợp tác nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta chống các bệnh Da liễu.

- Sau này, khi đất nước còn bị cấm vận, từ những năm 1977-1978, ngành Da liễu đã tạo được những mối quan hệ quốc tế ngày càng phát triển với nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) ở các nước như : Hà Lan, Nhật Bản, Bỉ, Anh, ĐĿức, Pháp, ý, Thuỵ Sĩ..., Tổ chức Y tế Thế giới (WHOs)... Mỗi tổ chức giúp chúng ta một vùng, gồm từ 1-2 ; 4-5 ; rồi 10 đến 12 tỉnh/thành phố, với đề án hợp tác, viện trợ thuốc men, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp...), tài liệu sách vở, kinh phí đào tạo cán bộ, giáo dục y tế, phục hồi chức năng, dạy nghề... và gửi cán bộ đi học tập, tham gia, dự hội nghị quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao trình độ và uy tín của Ngành Da liễu, Viện Da liễu trên trường quốc tế.

- Từ 1992 đến nay: 100% các tỉnh, thành có dự án hợp tác về công tác phòng chống Phong với các tổ chức quốc tế như: WHO, các Hội chống Phong các nước Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, Nauy... Hàng năm, có hàng chục đoàn khách quốc tế và chuyên gia vào làm việc với Viện Da liễu. Viện đã hoàn thành kịp thời thủ tục phê duyệt dự án, chuyển kinh phí cho địa phương hoạt động và quyết toán với phía bạn, duy trì được các nguồn viện trợ hàng năm của các tổ chức gồm nhiều tỷ đồng. Nhiều đề án đặc biệt đã được thực hiện như với WHO là đề án Giám sát sau loại trừ bệnh Phong, tổ chức các lớp may, sửa chữa xe máy, học lái xe, nghề mộc... cho bệnh nhân phong và con em của họ.

- Từ 2000 đến nay, ngoài hợp tác phòng chống phong, Viện Da liễu và các tổ chức quốc tế đã mở rộng thêm hợp tác trong lĩnh vực bệnh ngoài da và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là xây dựng được một đề án ủng hộ, trợ cấp miễn phí tiền ăn, tiền xét nghiệm cho bệnh nhân Phong và một số bệnh nhân điều trị nội trú bệnh da có hoàn cảnh khó khăn tại Viện (đề án Thuỵ sỹ). Một số cán bộ của Viện đã được tổ chức Y tế thế giới mời đi làm cố vấn tại các nước trong khu vực. Viện đã mở nhiều hội nghị quốc tế và mời các chuyên gia đầu ngành nước ngoài đến Viện để giảng dạy, hội chẩn trao đổi kinh nghiệm, tăng uy tín của Viện và ngành Da liễu Việt Nam trên trường quốc tế.

3. Thành tựu bước đầu trong công cuộc chống bệnh phong :

- Từ chỗ những năm trước đây ta chỉ có điều kiện điều trị bệnh phong bằng DDS đơn thuần (đơn hoá trị liệu). Từ sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Da liễu nắm bắt được kịp thời những thông tin mới trên Thế giới về kỹ thuật, chẩn đoán, phân loại và điều trị bệnh phong từ năm 1983 đến nay. Ngành Da liễu đã chuyển sang dùng hoá trị liệu phối hợp (đa hoá trị liệu), giúp hiệu quả trị bệnh tăng nhanh gấp bội, nhanh chóng cắt được nguồn lây, hạn chế tàn tật trên bệnh nhân phong và đề phòng vi khuẩn phong kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân bị tái phát rất thấp. Chỉ mới tính đến năm 1994, sau 10 năm thực hiện Đa hoá trị liệu (ĐHTL-MDT), tổng số bệnh nhân đã hoàn thành đa hoá trị liệu và đã được khỏi bệnh là 80.000 người / trên cả nước.

- Trong công trình nghiên cứu dài hạn nhằm rút ngắn thời gian chữa khỏi bệnh phong hơn nữa bằng Ofloxacin của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đã được chọn là một trong 7 Trung tâm lớn của toàn thế giới tham gia đề tài này.

- Năm 1994, Thủ đô Hà Nội đã được chọn để đăng cai việc tổ chức một Hội nghị Quốc tế quan trọng bàn về việc khống chế và tiến tới thanh toán bệnh phong trên toàn cầu. Đã có hơn 150 đại biểu, các nhà khoa học về bệnh phong, 47 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước sang Việt Nam cùng tham gia. Hội nghị đã ra được bản “Tuyên ngôn Hà Nội” khuyến cáo mọi quốc gia phấn đấu sớm loại trừ bệnh phong ra khỏii Y tế cộng đồng, đạt được như lời kêu gọi của Đại hội Y tế Thế giới tổ chức tại Genève năm 1991 là Hãy loại trừ bệnh phong ra khỏi nền y tế cộng đồng trên toàn thế giới vào năm 2000.

- Từ năm 1995 : Chương trình phòng chống bệnh phong của Ngành Da liễu đã được Nhà nước nâng lên thành chương trình quốc gia.

- Từ năm 1995-2006 :

 Thực hiện chương trình y tế quốc gia về phòng chống bệnh Phong. Đã thực hiện thành công “Loại trừ bệnh Phong theo tiêu chuẩn WHO” vào năm 2000.

 Tính đến hết năm 2006, có 37 tỉnh, thành trong cả nước đạt được loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam do Bộ Y tế ban hành năm 2002. (Tiêu chuẩn này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới).

- Hàng năm giám sát hoạt động chống Phong của các tỉnh trong toàn quốc.

- Chỉ đạo và thực hiện chương trình phòng chống tàn tật cho bệnh nhân Phong.

- Thực hiện dự án hợp tác giữa phòng Chỉ đạo ngành với các Hội chống Phong Hà Lan (NLR), Bỉ, Đức.

- Mở nhiều lớp tập huấn về chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác, phòng tránh thương tích ở mắt bệnh nhân Phong cho cán bộ chuyên môn của các khu điều trị Phong và cán bộ làm công tác chống Phong.

- Tập huấn nâng cao kiến thức về bệnh Phong cho cán bộ chuyên khoa tuyến huyện tại các tỉnh trong cả nước.

- Tập huấn cho cán bộ chống phong tuyến tỉnh về chiến lược lồng ghép trong hoạt động chống phong giai đoạn mới.

- Xây dựng các tài liệu và biểu mẫu theo dõi tàn tật cho bệnh nhân Phong, mẫu Báo cáo tình hình hoạt động da liễu hàng năm, bệnh án bệnh nhân Phong, sửa mẫu M2, M3 cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoàn thiện văn bản dưới luật hướng dẫn tổ chức công nhận loại trừ bệnh Phong theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam.

- Phân phối thuốc chống Phong, thuốc bôi ngoài da phục vụ công tác khám phát hiện bệnh Phong cho các tỉnh/thành trong cả nước.

- Giáo dục y tế toàn dân và tập huấn cho cán bộ y tế những kiến thức cơ bản về bệnh Phong ở những xã trọng điểm (xã có nhiều bệnh nhân Phong mới).

- Hàng năm tổ chức giao ban 4 phòng Chỉ đạo ngành: Viện Da liễu Quốc gia, Bệnh viện Da liễu Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hoà; Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.

- Phân vùng dịch tễ bệnh Phong.

4. Hoạt động phòng chống bệnh LTQĐTD:

- Là tiểu ban Da liễu thuộc Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, Viện đã xây dựng Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010 trong khuôn khổ chương trình Y tế quốc gia phòng chống HIV/AIDS.

- Hàng năm tập huấn cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lí, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD. Giám sát thương qui các bệnh LTQĐTD tại các tỉnh theo qui định của Bộ Y tế.

- Hoàn thành bộ tài liệu giảng dạy chuẩn quốc gia về quản lý bệnh LTQĐTD, các nhiễm khuẩn đường sinh sản cho chương trình chăm sóc sức khoẻ đường sinh sản của Bộ Y tế để thực hiện đào tạo trong hệ sản phụ khoa ở tuyến quận, huyện và xã, phường.

- Hoàn thành tài liệu giảng dạy cho các giảng viên tuyến tỉnh về quản lý, giám sát và điều trị các nhiễm khuẩn LTQĐTD trong dự án ADB. Hoàn thành hướng dẫn quản lý các bệnh LTQĐTD trong dự án “Cộng đồng phòng chống AIDS” tài trợ của Quĩ xoá đói giảm nghèo Nhật bản thông qua Ngân hàng phát triển châu á do Ban PC AIDS chủ trì. Lập kế hoạch và thực hiện phòng chống LTQĐTD với các tổ chức quốc tế: FHI, CDC, WHO, DFID.

- Tham gia biên soạn tài liệu về chuẩn quốc gia điều trị nhiễm trùng cơ hội trong HIV/AIDS.

- Xây dựng quyển Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục

5. Công tác xuất bản và tuyên truyền, giáo dục y tế chuyên ngành:

- Cuốn Nội san Da liễu được ra đời sớm nhất từ tháng 10/1950 và liên tục cho tới nay, cùng với cuốn Thông tin Da liễu được Tổng hội Y học Việt Nam xuất bản đều đặn trong mấy thập kỷ qua, đã góp phần không nhỏ vào công tác “đào tạo liên tục” trong đông đảo cán bộ chuyên khoa Da liễu.

- Những sách chuyên đề về phổ biến khoa học đã được xuất bản với số bản tương đối nhiều như: “Một số kiến thức hiện đại về bệnh phong”, “Bệnh phong đầu phải nan y (Diễn Ca)”; “Tìm hiểu về bệnh Giang mai”, “Atlas bệnh lây truyền qua đường tình dục”, “Da tóc thường mắc những bệnh gì ?”; “Những bệnh nấm da thường gặp”, “Bệnh vảy nến”, “Những bệnh da có mủ”, “Bệnh da nghề nghiệp”, “Phục hồi chức năng trong bệnh phong” v.v... Mỗi đầu sách đã được Nhà xuất bản Y học in với chỉ số hàng ngàn cuốn và bán rộng rãi trong dân. Hàng chục bộ phim được ra đời kể cả phim truyện và phim đèn chiếu với những nội dung thiết thực nhằm giáo dục y tế về bệnh phong và hoa liễu cho nhân dân: (Ví dụ một vài tên phim có nhan đề: “Đâu phải nan y”; “Vẫn có ngày mai”, “Nga Sơn Thanh Hoá bệnh phong”, “Bản tình ca” nói về bệnh phong. Còn bộ phim “Trót dại” thì nói về bệnh hoa liễu, với hàng trăm bản đã được phát ra kèm theo hàng chục máy chiếu phim lưu động trên những địa bàn xa xôi hẻo lánh.

HỘI NGHỊ NGÀNH DA LIỄU

HỘI DA LIỄU VIỆT NAM


Thông tin về Hội Da liễu Việt Nam

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM
 Được sự cho phép của Bộ Nội vụ, trong hai ngày 1 và 2 tháng 6 năm 2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc Tổng hội Y học Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2011 - 2015.
- Đoàn Chủ tịch: GS Phạm Song, Viện sỹ Dương Quang Trung, Ts Trần Hữu Thăng.
- Thư ký: GS.TS Trần Quỵ, TS Đào Thị Ngọc Lan
- Thành phần đại biểu dự:
·   Bộ Y tế:            Thứ trưởng PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên
Thứ trưởng PGS.TS Nguyễn Viết Tiến
LS Đoàn Hữu Đủ, Phó vụ trưởng vụ TCCB
·   VUSTA:            TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch
BS Đỗ Thị Vân, Trưởng ban Tổ chức
·        TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Đ/c Nguyễn Dương Châu, Phó vụ trưởng vụ TC MTTQ
Tham dự Đại hội có: 251 đại biểu đại diện cho 44 Hội chuyên khoa Trung ương và 61 Hội y học tỉnh/thành phố.
 1-Báo cáo công tác nhiệm kỳ: GS Phạm Song
-         Từ điển BKYHVN hoàn thành giai đoạn I.
-         Các hoạt động khoa học của Tổng hội Y học.
-         Các hoạt động khoa học của các Hội địa phương.
-         Phản biện xã hội trong đó có Luật KCB,…
-         Phản biện tham luận với Ban tuyên giáo, Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
-         Hoạt động tăng cường tài chính.
-         Tổ chức Hội nghị Masean.
-         Tăng cường quan hệ với các cơ quan.
-         Nâng cấp tạp chí khoa học và hoạt động online.
-         Đối ngoại nhân dân với Masean (Hiệp hội y học các nước Đông Nam Á), với WMA (Hội y học thế giới) và các hội y học các nước bạn.
-         Báo cáo tài chính.
Kết luận:  với 10 nhiệm vụ của BCH Tổng hội nhiệm kỳ XIV đã hoàn thành tốt, trong đó nổi bật nhất là Từ điển Bách khoa Y học. Nhiều Hội trung ương và địa phương tổ chức thành công Hội nghị khoa học, Đại hội đại biểu Hội. Tổ chức thành công Hội nghị Masean giữa nhiệm kỳ vào năm 2007 tại Hà Nội. Tăng được ngân sách hoạt động của Hội, phản biện tư vấn được đẩy mạnh, chủ động hơn, quan hệ với Bộ y tế, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc VN ngày càng gắn bó, hầu hết các Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao vai trol của Hội.
-         Phương hướng: 6 vấn đề, 11 mục tiêu cụ thể, 6 giải pháp chính đã được đưa ra trong báo cáo.
 2-Kiểm điểm của BCH:
-         Giữ vững sinh hoạt
-         Báo cáo thường xuyên hoạt động của THYHVN với Mặt trận TQVN
-         Hội nghị Masean
-         Cùng 33 Hội thành viên hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
-         Tăng cường tài chính cho Tổng hội.
-         Quan hệ quốc tế
-         Xuất bản và phát hành các Tạp chí y học
-         Sửa đổi điều lệ Tổng hội nhiệm ký 2011-2015.

3-Báo cáo kiểm tra tư cách Đại biểu đại hộ: GS Hoàng Bảo Châu
BCH cũ: 108
Số đại biểu: 251 tham dự Đại hội
Không tái cử: 34
Số Đại biểu đề cử vào BCH: 119 và 12 do BCH khoá XIV giới thiệu. Ban cán sự Bộ Y tế cử PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên tham gia BCH.
Các đại biểu đủ tư cách dự Đại hội THYHVN.

4-Báo cáo sửa đổi Điều lệ THYH: GS.TS Nguyễn Vượng dự thảo lần thứ 9
Bao gồm 7 chương 22 điều
 PHẦN BẦU BCH TỔNG HỘI
 -         GS Phạm Song: báo cáo tiêu chuẩn bầu vào BCH Tổng hội, những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản.
-         Ths Nguyễn Quốc Trường: đọc thông qua danh sách đề cử vào BCH Tổng hội Y học khoá XV (tổng số 119). PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên do Ban cán sự Đảng Bộ Y tế giới thiệu.
-                   Đại hội nhất trí thống nhất danh sách 119  vị  theo hình thức hiệp thương.
-         Bầu Ban thường vụ: Đại hội thống nhất số lượng Ban thường vụ là 29 người.
-         Ban kiểm phiếu gồm: BS Nguyễn Văn Vy (Hội Y học Hải Phòng), BS Bùi Thị Hiệp (Hội y học Hà Nội), BS Nguyễn Ngọc Thành (Hội Y học Thanh Hoá)
-         GS.VS Phạm Song thông qua danh sách đề cử vào các chức danh chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực và Tổng thư ký)
-         Ban kiểm phiếu làm việc và BCH XV tiến hành bầu cử các chức danh chủ chốt và Ban thường vụ, Ban kiểm tra.
Kết quả bầu lãnh đạo chủ chốt:
Chủ tịch:
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: 71/103 ~ 68,9%
GS.VS Phạm Song: 32/103 ~ 31,1%
-         Kết quả: GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng trúng chức danh Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam khoá XV
Phó Chủ tịch thường trực:
TS Trần Hữu Thăng (60/104 ~ 57,7%)
GS.TS Lê Ngọc Trọng (44/104 ~ 42,3%)
-         Kết quả: TS Trần Hữu Thăng trúng chức danh Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam khoá XV.
Tổng thư ký:
Ths Nguyễn Quốc Trường (62/104 ~ 59,6%)
GS.TS Nguyễn Vượng (42/104 ~ 40,4%)
-         Kết quả: Ths Nguyễn Quốc Trường trúng chức danh Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam khoá XV
-         Bầu các Phó Chủ tịch Tổng hội Y học: PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, VS.TS Dương Quang Trung, GS.TS Phạm Thị Minh Đức, GS.TS Lê Gia Vinh.
-         Bầu Ban kiểm tra gồm 4 vị: GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, GS.TS Phạm Thị Minh Đức, GS.TS Công Quyết Thắng, TS Vũ Dương.
 Hội Da liễu có 02 đại biểu tham dự Đại hội: PGS.TS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu, TS Nguyễn Duy Hưng, Tổng thư ký Hội. PGS.TS Trần Hậu Khang được bầu làm ủy viên BCH Tổng hội Y học Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2011 – 2015.


                                            



Thông tin được cung cấp bởi:
GS.TS.Viennghiencuudadau


VIÊM DA LÀ GÌ?

Dị ứng da Eczema ( Viêm da )
Dị ứng da là gì?
Dị ứng da (hay còn gọi là dị ứng da eczema) là tình trạng viêm da, làm cho da bị khô, phát ban đỏ đóng vảy thường rất ngứa. Đối với da sậm màu thì các đốm này có màu tím đậm hay nâu và đặc điểm nổi bật là da trở nên sần sùi. Da có thể rỉ nước và đóng vảy. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ sau 2-4 tháng tuổi. Dị ứng da thường được cải thiện đối với hầu hết các trẻ em khi lớn dần.
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định, nhưng nó được tìm thấy là có liên quan với tình trạng dị ứng da của bệnh hen suyễn hay dị ứng với phấn hoa.
Bệnh có nhiều khả năng để phát triển hơn nếu như các thành viên khác trong gia đình đã mắc phải dị ứng da eczema, hen suyễn hay dị ứng với phấn hoa.
Dị ứng da nổi lên ở đâu?
Dị ứng da eczema bắt đầu nổi lên ở trẻ sơ sinh. Nó thường xuất hiện đầu tiên ở 2 bên má làm da bị viêm và khô. Da có thể trở nên đỏ hoặc ửng màu tím, nâu, thậm chí là màu trắng ở những người có làn da sậm màu. Sau đó có thể xuất hiện ở trán và da đầu.
Khi lớn dần, dị ứng có chiều hướng xuất hiện trện cơ thể, cánh tay trước cùi chỏ hoặc ở chân phía sau đầu gối. Nó cũng có thể nổi lên ở cố tay và cổ chân. Khi trẻ lớn lên, phát ban ít có khả năng nổi lên mặt nhưng có thể nổi lên phía sau tai và xung quanh mắt
Nguyên nhân gây bệnh?
Như đã trình bày ở trên, dị ứng da có liên quan với các tình trạng dị ứng khác, nhưng trong hầu hết các trường hợp, người ta không tìm thấy bất kỳ một chất nào gây ra bệnh eczema. Một số yếu tố có thể làm cho tình trạng dị ứng da trở nên trầm trọng:
  • Tiếp xúc với chất kích thích hoặc chất gây khô da như xà phòng, thuốc tẩy hay dầu gội.
  • Thời tiết lạnh khiến da trở nên khô
  • Nhiễm trùng thứ phát
  • Căng thẳng thần kinh
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng có nhiều thứ trong thức ăn có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn, nhưng đối với hầu hết trẻ em, để xác định một loại thức ăn nào đó gây ra tình trạng dị ứng da là điều rất khó khăn.
Phòng ngừa và điều trị bằng cách nào?
*** Những điều nên tránh
  • Không chà xát và gãi vì sẽ làm cho mẩn đỏ trở nên tệ hơn và ngứa hơn
  • Xà phòng, thuốc tẩy và nước hoa là những sản phẩm làm khô da
  • Tắm rửa quá nhiều cũng làm khô da
  • Tắm quá lâu trong bồn hay vòi nước nóng vì nước nóng sẽ kích thích da nhiều hơn và làm khô da
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
  • Sử dụng mền làm cho trẻ bị nóng và làm cho da dị ứng và ngứa
  • Quần áo có chất liệu như len sẽ làm cho da ngứa khi tiếp xúc
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với len như mền, thảm và lông trừu
*** Những điều nên làm
  • Dùng dầu tắm thay cho xà phòng để làm sạch da
  • Thường xuyên sử dụng kem làm mềm da như sorbolene hay queous, đặc biệt là sau khi tắm
  • Sau khi tắm, làm khô da bằng cách chậm nhẹ nhàng và không chà xát.
  • Thay quần áo trong phòng ấm vào mùa đông
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ vào mùa hè
  • Mặc quần áo rộng bằng vải cotton hay chất tổng hợp
  • Cắt bỏ nhãn hiệu của quần áo
  • Dùng loại tã tốt dễ thấm nước và nên thay tã thường xuyên cho bé.
Nếu tình trạng dị ứng da trầm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc có chứa cortisone. Thông thường, kem hay thuốc mỡ có chứa cortisone liều lượng thấp được sử dụng khi eczema đang hoạt động và ngưng sử dụng khi tình trạng dị ứng da đã chấm dứt. Nên tiếp tục dùng kem làm mềm da ngay cả khi tình trạng dị ứng da đã được kiềm chế.
Nếu tình trạng dị ứng da bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh. Dùng siro có chất kháng histamin có tác dụng giảm ngứa, đặc biệt ngứa xảy ra vào ban đêm và gây chứng mất ngủ.
Vấn đề kiêng ăn trong việc điều trị dị ứng da thường không rõ ràng và kết quả của chế độ ăn kiêng đặc biệt ở hầu hết trẻ em đều không mang lại kết quả hữu hiệu. Mặc dù việc tìm hiểu về ăn uống không gây hại nhưng nên hỏi ý kiến của những người có kiến thức tốt về bệnh eczema cũng như hiểu rõ các nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ em.
Những điểm quan trọng:
  • Tránh dùng xà phòng để tắm rửa da em bé
  • Tránh tắm trong bồn có bọt bong bóng và dùng xà phòng gội đầu trong bồn tắm
  • Dùng một lượng nhỏ dầu tắm loại nhẹ không mùi để tắm
  • Nếu da trở nên khô thì tắm 2 ngày một lần
  • Tránh tắm lâu trong nước nóng và chậm nhẹ nhàng cho khô da
  • Thường xuyên thoa kem làm mềm da (sorbolene or aqueous cream), nhất là sau khi tắm
  • Dùng loại tã tốt dễ thấm nước và thay tã thường xuyên
  • Em bé nên được chủng ngừa như bình thường
  • Kiêng ăn không giúp gì cho bệnh dị ứng da


Viêm da bàn tay do chất kích thích ( Eczema)
Email
Viêm da là gì?
Viêm da (eczema) là tình trạng sưng da làm cho da trở nên đỏ, đóng vảy và rất ngứa. Những người có da sậm màu thì da trở nên tím hay chỉ trở nên sậm màu hơn.
Viêm da xảy ra ở đâu?
Khi viêm da xảy ra ở bàn tay thì nó cũng có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ dọc theo hai bên các ngón tay hoặc trong lòng bàn tay.
Bàn tay có thể trở nên khô và đau nhức vì lòng bàn tay và chung quanh các ngón tay bị nứt nẻ.
Nguyên nhân nào gây ra?
Việc thường xuyên rửa tay và lau tay, đồng thời tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và những chất kích thích khác có thể làm cho bàn tay trở nên khó chịu. Nếu người nào đã bị viêm da thì người đó dễ bị viêm da bàn tay trong lúc này.
Đôi khi tình trạng dị ứng với hóa chất được sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da bàn tay. Nhưng đa số các trường hợp viêm da bàn tay thường không phải do dị ứng.
Khi tinh thần sa sút, căng thẳng và mệt mỏi sẽ làm cho tình trạng viêm da tệ hại hơn.
Gãi có thể làm trầy xát bề mặt của da và làm cho tình trạng viêm da bị nhiễm trùng. Viêm da bàn tay có thể trở nên trầm trọng hơn trong mùa đông vì thời tiết lạnh làm cho độ ẩm xuống thấp và khiến cho da bị khô. Những chất khác làm cho da bị khô khi tiếp xúc như chất dung môi bao gồm cả nhựa thông (turpentine), dầu hỏa (kerosene), xăng dầu, hàng gia dụng, làm vườn và nấu ăn sẽ khiến cho tình trạng viêm da ở đôi bàn tay gặp trở ngại nhiều hơn.
Trị liệu bằng cách nào?
Phần quan trọng của việc điều trị viêm da bàn tay là tránh những việc làm kích thích da, như hạn chế việc rửa tay và tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy và chất dung môi hay các chất kích thích khác. Khi làm việc nặng, nên dùng loại bao tay PVC có lớp vải rất hữu ích. Khi làm việc nhẹ, nên mang bao vải dưới lớp bao tay cao su. Bao tay cao su có thể gây khó chịu cho da vì da tiết ra mồ hôi.
Nên tháo nhẫn trước khi rửa tay bằng xà phòng hay sau khi làm công việc nhà vì xà phòng, nước và những hóa chất khác có thể bị bám lại dưới vòng nhẫn. Lớp da dưới vòng nhẫn phải được lau thật khô. Khí amoniac trong tả ướt của em bé cũng có thể gây khó chịu. Nên dùng kẹp hay mang bao tay để cầm nắm tả lót nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với bàn tay. Ngay cả nước cũng có thể là chất kích thích làm trôi đi lớp dầu bảo vệ của da.
Các chất kem làm mềm da như kem sorbolene, kem bào chế với nước hay các loại kem dạng nhũ tương có thể được dùng thay cho xà bông. Trong ngày nên dùng các loại kem này thoa lên da thường xuyên, nhất là sau khi rửa tay. Khi tình trạng viêm da kích thích mạnh, bác sĩ có thể  cho dùng kem hay thuốc thoa cortisone để làm giảm sưng phù. Nếu bị nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể kê toa cho uống thuốc trụ sinh.
Khi tình trạng viêm da được kiềm chế, phải ngưng dùng kem cortisone. Muốn tránh tình trạng viêm da trở đi trở lại, nên thường xuyên dùng kem làm mềm da và tiếp tục tránh những chất kích thích da. Đôi khi, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng bằng PATCH TEST xem bạn có bị dị ứng với một loại hóa chất nào không. Nếu dị ứng có xảy ra, thì điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với hóa chất đó.
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG
• Nên nhớ rằng ngay cả nước cũng có thể là một chất kích thích
• Hạn chế việc rửa tay
• Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các loại chất tẩy, dầu gội đầu và những chất kích thích khác
• Dùng bao tay có lót lớp vải tốt hơn là dùng bao tay chỉ làm bằng cao su khi tiếp xúc với nước và những chất kích thích khác
• Thường xuyên dùng các loại kem làm mềm da có chứa sorbolen hay kem bào chế bằng nước hoặc thuốc thoa dạng nhũ tương.
• Dùng kem làm mềm da nhất là sau khi rửa tay
• Chỉ dùng kem hay thuốc thoa cortisone theo chỉ định của bác sĩ khi bị viêm da


Viêm da quanh miệng cho liếm môi 
Email
Viêm da quanh miệng là gì?
Trẻ em bị bệnh viêm da quanh miệng thì môi thường ẩm hay khô nứt nẻ và bị kích ứng vùng qua xung quanh miệng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em bị viêm da dị ứng, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra ở trẻ em không bị tình trạng này. Viêm da quanh miệng thỉnh thoảng do dị ứng với thức ăn hoặc kem đánh răng khi tiếp xúc trực tiếp với da. Nó có thể bị nhiễm trùng và đóng vảy.
Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm da xung quang miệng là do thói quen hay liếm môi, mút ngón tay, chà xát vùng da quanh miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ em có vấn đề về đường hô hấp, đặc biệt ở những em thường xuyên bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng hoặc bị nhiễm trùng như bệnh cảm thông thường. Thức ăn gây kích thích (đặc biệt thức ăn chứa nhiều axít như cam) có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị bằng cách nào?
Viêm da quanh miệng là bệnh có thể tự khỏi và không gây hại. Điều trị bằng cách thường xuyên bảo vệ môi bằng chất dưỡng ẩm như Vaseline trên và xung quanh môi. Có thể thoa chất dưỡng ẩm hằng giờ cho đến khi bệnh viêm da được khống chế.
Khuyến khích các em nên ngừng việc liếm môi và tránh để kem đánh răng và thức ăn tiếp xúc với vùng da quanh miệng. Bệnh viêm da sẽ được dịu đi trong vài tuần. Nếu bệnh vẫn kéo dài, có thể là do nguyên nhân khác gây bệnh viêm da, vì vậy nên đến bác sĩ da liễu để kiểm tra. Thuốc thoa dạng mỡ chứa lượng thấp cortisone có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm da.
Thông tin được cung cấp bởi: 
 Bs chuyên khoa da liễu: Thanh Hằng
 

BÍ QUYẾT NGĂN NGĂN NGỪA DA DẦU VÀO MÙA HÈ

Bí kíp chăm sóc da nhờn

Bạn mặc cảm và tự ti khi sở hữu một làn da luôn bóng nhẫy, đầy mụn và xỉn màu. Những lời khuyên bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề “nan giải” này. 
Mùa hè đi kèm với nắng nóng khiến không ít chị em đau đầu vì da nhờn và nổi mụn. Đặc điểm chung của da nhờn là lỗ chân lông to, khiến mặt thường bóng loáng dầu nhờn do các acid béo tự do hoạt động mạnh. Nhưng nếu bạn biết cách chăm sóc thì da sẽ rất đẹp do da có độ đàn hồi tốt, quá trình lão hoá da sẽ chậm lại.
Hãy chú ý dành cho da một chế độ chăm sóc thật hợp lý nhé!

Nên

- Nên rửa mặt thường xuyên, từ 3 - 4 lần/ngày để giữ da mặt luôn sạch sẽ. Đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường. Bụi bẩn bám trên da mặt nếu không được làm sạch kịp thời sẽ càng dễ nổi mụn.

Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt dùng cho da dầu (cleaning gel oily skin) để da luôn được sạch và thông thoáng. Có thể hỗ trợ thêm bằng nước toner để hạn chế độ nhờn và giảm độ giãn nở của các lỗ chân lông.

Sau đó bạn dùng các loại mặt nạ làm sạch sâu để lấy đi mụn đầu đen. Bạn nên dùng các loại mặt nạ từ thiên nhiên như dưa leo, cà chua… Tiếp đó bạn hãy thoa loại kem giúp cho làn da mềm mại hơn ở những vùng ngoài khu chữ T.

Khi trang điểm bạn hãy chọn loại kem nền và kem lót dùng cho da dầu, với công thức 100% loại bỏ dầu.

- Cần phải thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm và càng phải làm sạch da hàng ngày. Da nhờn không sợ tính kiềm, do vậy có thể sử dụng loại mỹ phẩm có tính kiềm cao.

- Nên tăng cường uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồ ngọt, mỡ.

Không nên
- Da nhờn rất nhạy cảm. Việc thường xuyên nặn mụn hay sử dụng không đúng loại mỹ phẩm càng làm tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Da bạn sẽ càng trở nên nhờn và xỉn màu. Khi mụn xuất hiện, tuyệt đối không tìm cách nặn mà nên dùng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm có tác dụng trị mụn. Nếu mụn nhiều một cách bất thường và khó chữa, hãy tìm nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ.
Và nên dùng sữa rửa mặt vì sữa rửa mặt tốt hơn xà phòng. Sữa rửa mặt không hút hết chất ẩm trong da mà chỉ loại bỏ bụi bẩn, chất dầu trên da. Khi rửa, nhớ dùng các ngón tay xoa nhẹ. Rửa mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời không làm khô da.

- Da dầu cũng cần giữ ẩm vì thế, bạn không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy nhờn quá mạnh. Nó sẽ khiến da bạn trở nên khô ráp.

- Khi trang điểm, nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa phải, đợi một lát cho kem thấm vào da. Dùng khăn giấy lau thật nhẹ để thấm bớt lượng kem thừa. Như vậy da bạn sẽ không bị bóng sau khi trang điểm.

- Đừng quên mang theo giấy thấm dầu khi bạn đi làm cả ngày ở công sở.

- Đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng sẽ làm giãn các mạch máu và khiến bạn đổ mồ hôi. Hạn chế đồ uống có cồn, ăn đồ ăn cay nóng không quá tuần một lần, và tăng cường ăn cà rốt, cải bó xôi, hay dưa đỏ - những thực phẩm giàu vitamin A loại này sẽ làm chậm việc tiết dầu.
 


 Nên và không nên
- Nên rửa mặt thường xuyên, từ 3 - 4 lần/ngày để giữ da mặt luôn sạch sẽ. Đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường. Bụi bẩn bám trên da mặt nếu không được làm sạch kịp thời sẽ càng dễ nổi mụn.
- Cần phải thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm và càng phải làm sạch da hàng ngày. Da nhờn không sợ tính kiềm, do vậy có thể sử dụng loại mỹ phẩm có tính kiềm cao. Khi trang điểm chọn kem lót và phấn nền nên chọn kem loại không chứa dầu.
- Nên tăng cường uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế đồ ngọt, mỡ.
- Da nhờn rất nhạy cảm. Việc thường xuyên nặn mụn hay sử dụng không đúng loại mỹ phẩm càng làm tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Da bạn sẽ càng trở nên nhờn và xỉn màu. Khi mụn xuất hiện, tuyệt đối không tìm cách nặn mà nên dùng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm có tác dụng trị mụn. Nếu mụn nhiều một cách bất thường và khó chữa, hãy tìm nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ.
Và nên dùng sữa rửa mặt vì sữa rửa mặt tốt hơn xà phòng. Sữa rửa mặt không hút hết chất ẩm trong da mà chỉ loại bỏ bụi bẩn, chất dầu trên da. Khi rửa, nhớ dùng các ngón tay xoa nhẹ. Rửa mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời không làm khô da.
- Da dầu cũng cần giữ ẩm vì thế, bạn không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy nhờn quá mạnh. Nó sẽ khiến da bạn trở nên khô ráp.
- Khi trang điểm, nên thoa một lượng kem dưỡng ẩm vừa phải, đợi một lát cho kem thấm vào da. Dùng khăn giấy lau thật nhẹ để thấm bớt lượng kem thừa. Như vậy da bạn sẽ không bị bóng sau khi trang điểm.
- Đừng quên mang theo giấy thấm dầu khi bạn đi làm cả ngày ở công sở.
Mặt nạ chuyên dụng

Các loại mặt nạ tự chế dưới đây sẽ giúp da bạn giảm bớt độ bóng nhờn và ngăn ngừa sự xuất hiện mụn:
- Dùng 2 thìa cà phê nước cốt chanh trộn thật đều với 1 lòng trắng trứng gà. Dùng hỗn hợp này thoa lên mặt. Sau 15-20 phút, rửa sạch da với nước ấm.
Nước cốt chanh và lòng trắng trứng giúp làm sạch các bụi bẩn và chất nhờn trên da mặt, làm se khít các lỗ chân lông.
- Trộn đều 20g khoai tây đã luộc chín với 2 thìa sữa chua và 2 thìa tinh dầu bạc hà. Đắp đều lên da sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Sữa chua giúp làm trắng và làm mềm da. Tinh dầu bạc hà mang lại cảm giác mát mẻ cho da, giúp làm sạch da và se lỗ chân lông. Khoai tây giúp da mịn màng.
- Nghiền nhỏ 2 quả dâu tây. Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê bột mì. Trộn đều hỗn hợp. Rửa sạch mặt, dùng khăn bông lau khô rồi đắp hỗn hợp lên mặt. Sau 15 phút, rửa mặt bằng nước ấm.
Dâu tây giúp thanh lọc các độc tố dưới da. Vitamin C giúp khôi phục độ sáng bóng của làn da. Bột mì có tác dụng hút ẩm.
- Dùng 100g cà chua ép lấy nước. Cho thêm 1 thìa mật ong, trộn đều. Bôi hỗn hợp lên da mặt rồi mát xa nhẹ nhàng trong vòng 20 phút. Rửa lại bằng nước sạch.
Cà chua chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da. Ngoài ra kali và vitamin C có trong loại quả này giúp làm giảm lượng dầu trên da và se lỗ chân lông.

LỢI THẾ KHI BẠN SỞ HỮU LÀN DA DẦU

Da nhờn có nhiều lợi thế

Bạn đừng chán ghét làn da lúc nào cũng đổ dầu của mình vì da nhờn không chỉ có toàn bất lợi, thậm chí nó còn có những lợi thế nhất định.
Da nhờn thoải mái hơn
Màng hidro-lipid trên bề mặt của da được tạo thành chủ yếu bởi mồ hôi và bã nhờn. Chúng mang lại sự thoải mái, không làm căng da gây khó chịu.
Da nhờn giữ nước tốt hơn
Da nhờn được trang bị tốt hơn so với các loại da khác về mặt giữ ẩm ở lớp sừng (nếu được đối xử nhẹ nhàng, không bị tẩy rửa quá mức). Kết quả là nó ít bị khô hơn rất nhiều. Trong mùa hanh khô, bạn có thể sử dụng kem lót khi trang điểm mà không cần kem giữ ẩm.

Da nhờn có nhiều lợi thế, Làm đẹp, cham soc da, lam dep, duong da, kham pha da nhon, da nhon, cham soc da nhon, cham soc da mua he,
Nhờ vào khả năng chịu đựng, nó để lại nếp nhăn chậm hơn rất nhiều so với các loại da khác.
Da nhờn ít nhạy cảm hơn
Do dày hơn và được bảo vệ tốt hơn trước những yếu tố bên ngoài, da nhờn ít có phản ứng trước những kích thích như giá rét, nhiệt độ hoặc các tác nhân kích thích.
Da nhờn lão hóa chậm hơn
Bản chất của loại da này cho phép nó chống chọi tốt hơn với các quá trình lão hóa. Nhờ vào khả năng chịu đựng, nó để lại nếp nhăn chậm hơn rất nhiều so với các loại da khác.
Cải thiện điểm yếu của da nhờn
Người sở hữu làn da này không thấy thoải mái chính là do nó dễ bị nhận ra hơn so với da bình thường hoặc da khô. Khuôn mặt có thường sáng bóng, đặc biệt là ở trán, mũi, cằm. Các tuyến bã nhờn chủ yếu hoạt động dưới ảnh hưởng của hoóc môn nên khó điều trị dứt điểm bằng mỹ phẩm. Một số loại kem làm giảm trong chốc lát sự sản xuất bã nhờn của da. Ngay khi ngừng sử dụng kem, hoạt động của các tuyến bã nhờn sẽ trở lại như trước. Một số mỹ phẩm khác còn có khả năng hấp thụ phần chất béo thừa trên bề mặt da.

Bị giãn nở thường xuyên bởi sự ứ tiết bã nhờn, các lỗ chân lông trên da mở ra, dễ hấp thụ mọi chất bẩn và hậu quả là làn da kém sạch sẽ hơn. Nên sử dụng nước hoa hồng làm se khít lỗ chân lông. Để hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với lớp mặt nạ đặc trị 1-2 lần một tuần.
Với da nhờn, mụn dễ nổi lên vào mọi thời điểm. Mụn trên mặt thường hình thành ngay khi bã nhờn lưu lại bên trong lỗ chân lông. Vì vậy, cần làm sạch da và loại bỏ thường xuyên các tế bào chết có khả năng bít lấp lỗ chân lông. Để làm điều này, bạn nên sử dụng loại sữa rửa mặt và tẩy da chết vào buổi sáng, buổi tối.
Trong trang điểm, ngoài việc chọn mỹ phẩm phù hợp (kem lót thấm chất nhờn, phấn dạng bột...), nên dùng huyết thanh chống nhờn, bôi trước khi trang điểm. Loại huyết thanh này có tác dụng như một tờ giấy thấm. Ngoài ra, có thể thường xuyên dùng các loại giấy thấm chất nhờn chuyên dụn.
Thông tin được cung cấp bởi: 
BS chuyên khoa da: Việt Trinh

THƯ GỬI NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM DA DẦU

THƯ GỬI NHỮNG NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM DA DẦU



Gửi những người bị viêm da dầu!
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang địa đầu tổ quốc với những dãy núi đá tai mèo trùng điệp.Khi tôi ngồi viết những dòng tâm sự này thì cũng là lúc quá khứ bệnh tật hiện về rõ mồn một.Năm 25 tuổi tôi phát hiện thấy da mặt mình có những biểu hiện rất lạ:da mặt đỏ ửng lên đặc biệt là hai bên cánh mũi và gò má,ban đầu những vết đỏ còn mờ càng về sau nó càng rõ hơn tôi nghĩ chắc chỉ bị dị ứng thong thường nhưng càng về sau càng thấy dát và ngứa hơn. Thu xếp công việc nhân một chuyến công tác dưới Hà Nội tôi tranh thủ vào Viện da liễu Quốc Gia khám xem mình bị bệnh gì.
Sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận tôi bị viêm da dầu,thú thực lúc đó tôi cũng không hiểu đó là bệnh gì vì chưa nghe bao giờ.Nghĩ cũng chữa đơn giản nên trong lòng tôi không mảy may lo lắng chỉ đến khi bác sĩ nói rằng đây là bệnh mãn tính rất khó chữa thì tôi bắt đầu thấy lo.Cầm đơn thuốc của bác sĩ tôi ra nhà thuốc bệnh viện mua  thuốc về điều trị.Quá trình điều trị hơn một tháng mà vẫn không có chuyển biến gì thậm chí tình trạng ngày càng nặng hơn,hai bênh cánh mũi trước chỉ mẩn đỏ giờ còn thêm chóc vẩy trắng nhìn rất khó coi,dần dà vẩy từ cánh mũi lan sang cả chân lông mày và chân tóc.da mặt càng căng dát và ngứa hơn vào những hôm trời hanh khô chỉ hôm nào thời tiết mát mẻ thì tình trạng đó mới đỡ đi phần nào.Mặc cảm với căn bệnh quái ác này tôi dần xa lánh các cuộc liên hoan tụ tập với bạn bè, đi đến đâu làm gì ai cũng hỏi sao mặt anh dạo này đỏ thế,dị ứng à,nhất là nhưng hôm phải đi tiếp khách uống rượu vào là mặt căng lên,vẩy choc nhiều hơn rất khó chịu.Tìm hiểu thông tin trên mạng tôi được biết đây là bệnh mãn tính sử dụng tây y dường như không có kết quả. Đang ngao ngán sắp đến tuổi lấy vợ mà mặt mũi cứ như này thì không biết có ai đến với mình không thì tình cờ đọc được thông tin trên trang webtretho nói về vị bác sĩ đông y chữa được căn bệnh này tôi lao vào tìm hiểu thì biết được đó là bác sĩ Lâm Tuệ Phương – Phó chủ tịch hội đồng sáng lập Hội Da liễu Đông y Việt Nam.Mừng quá tôi gọi điện luôn cho bác sĩ và được bác sĩ tư vấn tận tình.Tôi đặt thuốc qua đường bưu điện định bụng có bệnh phải vái tứ phương thôi.Nhận thuốc từ bưu điện tôi lao vào chữa trị,thuốc gồm thuốc  bôi ngoài da và thuốc uống.Hằng ngày tôi đều đặn bôi hai lần vào buổi sang và tôi,thuốc uống thì sắc uống thay nước hằng ngày. Đều đặn đến khoảng trên 10 ngày thì thấy các vẩy trắng bong da dần bong đến ngày thứ 25 thì hết hẳn,các vết mẩn đỏ cũng lặn xuống từ từ.Sau hơn một tháng điều trị thì những biểu hiện của bệnh hoàn toàn biến mất.Tôi mừng hơn bắt được vàng vì đã có những lúc tôi suy nghĩ rất tiêu cực như bị bệnh này làm sao làm lãnh đạo nói trước đám đông được,làm sao lấy vợ được khi mặt lúc nào cũng đỏ đỏ mẩn mẩn.Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát khỏi căn bệnh này và muốn chia sẻ thông tin với những người bị căn bệnh này giúp mọi người có thêm thông tin chữa tri Ai quan tâm có thể gọi điện trực tiếp cho bác sĩ Lâm Tuệ Phương - Phó chủ tịch hội đồng sáng lập Hội Da liễu Đông y Việt Nam theo số điện thoại 0915 010 608.Trân trọng!
                                                       Theo chuyên trang sức khỏe y tế

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH VIÊM DA DẦU

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

 Em muốn hỏi bệnh vảy nến và viêm da dầu có khác nhau không ạ? Nếu trên da đầu xuất hiện một lớp vảy, khi gội đầu thì lớp vảy đó màu trắng còn bình thường có màu đen thì đó là bị vảy nến hay viêm da dầu? Cách chữa trị của hai bệnh đấy có khác nhau không ạ?
Trả lời:

Theo ý kiến cá nhân của tôi thì 2 bệnh "Viêm da da dầu" và "Vẩy nến" không liên quan với nhau, cho dù cả hai "có thể gọi" đều có "đỏ da" + "bong vẩy", nhưng tổn thương hoàn toàn khác nhau, bệnh sinh khác nhau và tôi thấy không thể "Viêm da da dầu" sẽ tiến triển thành "Vẩy nến".

 
Do đó bạn nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp nhất.
  Tôi nam giới năm nay 31 tuổi, cách đây 1năm da mặt tôi có viêm, đầu có nhiều gàu, khám bệnh bác sĩ chuẩn đoánViêm Da bã nhờn, Tôi điều trị bệnh nhưng không hết dứt, cho tôi hỏi bệnh này do đâu mà có ? Điều trị ở đâu hữu hiệu. Phương pháp điều trị như thế nào ? có phải đâybệnh phải điều trị lâu dài không ?
Trả lời:
Viêm da tiết bã nhờnbệnh viêm da bong vảy, có sẩn, cấp tính hay mạn tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh gồm: hormon, dinh dưỡng, viêm nhiễm, sang chấn tinh thần.


Bệnh nhân thường có triệu chứng: ngứa, các vùng da tổn thương ở đầu, mặt, ngực, lưng, rốn, có thể nhờn hoặc khô với vảy khô hay vảy vàng nhờn. Đỏ da, nứt da hay nhiễm khuẩn có thể gặp tại vùng da tổn thương.



Bệnh cần chẩn đoán phân biệt khi tổn thương ở da đầu: nếu tổn thươngcác dát đỏ ranh giới rõ rệt thườngbệnh vảy nến; khi đỏ da lan toả nhưng không có vảy dày trắngviêm da tiết bã nhờn; chỉ có ít vảy da đơn thuần không có đỏ da gọigầu.



Điều trị có thể dùng dầu gội đầu phù hợp với từng bệnh nhân, dùng xà phòng nhẹ nếu tổn thương ở mặt và các vùng da khác để vệ sinh hằng ngày, tránh kích ứng da. Thuốc dùngkem hay dung dịch steroid nhẹ bôi lên tổn thương.



Tuy nhiên loại bệnh này không thể điều trị dứt điểm mà bệnh sẽ tái đi tái lại suốt cuộc đời, mỗi đợt tái phát kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.



Chúc bạn mau khỏi!

  Xin chào bác sỹ .em xin hỏi bác sỹ là trên các đầu ngón tay của em xuất hiện các mụn nước nhỏ ly ty màu trắng thỉnh thoảng có xuất hiện một số mụn mủ, hơi ngứa .xuất hiện với tuần xuât liên tục .em thương nặn nó vỡ ra và đóng vãy rồi lành lại .em đã bị vài năm rồi nhưng chưa điều trị lần nào .xin hỏi bác sỹ là em bị bệnh gì ,và có cách nào chữa khỏi không ?em rất khó chịu với nó .em xin chân thành cảm ơn bác sỹ . (Nguyễn Hải Anh)
Trả lời:
Với những triệu chứng nêu trên thì có khả năng bạn bị bệnh Tổ đỉa. Tổ đỉa là 1 bệnh thường gặp ở những nơi bị ô nhiễm hoá chất như nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, công nhân vệ sinh, công nhân cơ khí (tiếp xúc với dầu mỡ). Những yếu tố này tác động lên người có cơ địa dị ứng khiến bệnh phát sinh. Triệu chứng: xuất hiện các mụn nước nhỏ ở bàn tay, bàn chân, thường thấy ở mặt sau ngón tay, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Mụn nước sau đó xẹp đi, bong vẩy, chảy nước. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy ngứa nhiều hoặc ít. Bệnh nhân thường gãi, gây nhiễm trùng có mủ.

Do bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và môi trường ô nhiễm nên thường dây dưa khó dứt . Nên mang găng tay, ủng cao su khi tiếp xúc với hoá chất, nước bẩn, giữ cho bàn chân, các kẽ ngón chân luôn khô ráo.

Điều trị:

- Uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa như Chlorpheniramine 4mg 1viên buổi tối, ban ngày có thể uống Cetirizine 10mg 1 viên (không gây buồn ngủ như Chlorpheniramine). Uống thêm các loại vitamin như B complex C , vitamin A.

Nếu mụn nước bị vỡ có thể xức Milian để sát khuẩn tránh nhiễm trùng và uống thêm kháng sinh. Việc sử dụng corticoid , bạn nên khám Bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể thích hợp. Hiện nay có nhiều loại thuốc Đông y điều trị tổ đỉa đạt hiệu quả cao.

Chúc bạn mau khỏi!




Em là nữ năm nay em 18 tuổi, em bị bị viêm da ở mặt. Cách đây khoảng 1 năm em có đi thẩm mĩ viện để chữa, người ta bảo là em  bị "viêm da dị ứng" và hứa là chữa khoảng 2-3 tuần sẽ khỏi. Nhưng sau 2 tháng điều trị thì kết quả không đáng kể lắm. Nên em không chữa ở đó nữa. Người ta bảo là em bị "máu xấu và gan yếu hay gì gì đó nên thuốc tác dụng không được nhiều". Cho em hỏi "máu xấu" là sao ạ? có phải là 1 loại bệnh hay không?

Sau đó em thấy trên TV có các chương trình tiếp thị sản phẩm (BestBuy hay VHS), em  có mua dùng thử vài sản phẩm dành cho da mặt nhưng cũng không có kết quả.
Theo như em biết thì có 1 loại thuốc có tác dụng trong việc trị viêm da là "Glucocorticoid", nhưng thuốc này lại không được chữa ở mặt.

Vậy, xin bác sĩ cho em biết là với trường hợp của  em thì bạn em nên điều trị như thế nào, ở đâu và cho em hỏi là liệu có bị tái phát hay không? Và thời gian điều trị là bao lâu ạ?



Trả lời



Theo mình  bạn  nên đến bệnh viện da liễu để khám chữa theo bác sĩ chuyên khoa.
Viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng. Bệnh có đặc trưng bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở trên 70% trường hợp. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng đang tăng lên trên khắp thế giới, chẳng hạn tỷ lệ mắc bệnh ở học sinh Na Uy lên đến 23%.


Nguyên nhân gây bệnh



Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng như: Di truyền, khi cả cha và mẹ đều bị viêm da dị ứng thì trên 80% các con đều có biểu hiện bệnh; nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của các con là hơn 50%. Một số gen, trong đó có gen mã hóa IgE, là thụ thể IgE ái lực cao, men trytase dưỡng bào và interleukin (IL) 4 được xem là có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng. Bệnh nhân có thể có biểu hiện bất thường về điều hòa miễn dịch, gồm có tăng tổng hợp IgE, tăng IgE đặc hiệu với các yếu tố như: thức ăn, dị ứng nguyên không khí, vi khuẩn...; tăng biểu hiện thụ thể IgE ái lực thấp trên bạch cầu đơn nhân to và tế bào B; suy giảm phản ứng quá mẫn cảm kiểu chậm; tăng đáp ứng cytokin loại II và giảm đáp ứng cytokin loại I.



Viêm da dị ứng còn hay gặp do các bệnh: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, bệnh tổ đỉa, chàm hình đồng xu, lichen đơn mạn tính, chàm không tiết nhờn, viêm da tiết bã nhờn.



Biểu hiện viêm da dị ứng



Các tổn thương gồm có nốt sần, vết giống ban đỏ và mụn nước, mụn nước có thể kết tụ lại tạo thành mảng; nhiều tổn thương do nhiễm khuẩn và trầy da, thể hiện thành rỉ nước và đóng vảy. Trên 50% bệnh nhân viêm da dị ứng có biểu hiện trong vòng một năm đầu sau khi sinh và 80% có biểu hiện bệnh cho đến 5 tuổi; trong đó khoảng 80% số bệnh nhân về sau có biểu hiện mắc thêm các bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen. Ở trẻ sơ sinh có thể bệnh đặc trưng là vết đốm viêm rỉ nước và màng đóng vảy xuất hiện trên mặt, cổ và bẹn. Trong khi ở trẻ em và thiếu niên, thể bệnh lại hay gặp là viêm da nếp gấp, nhất là ở các hố trước xương trụ và hố khoeo. Bệnh viêm da dị ứng có thể tự nhiên ở người lớn, nhưng ở trẻ em bị viêm da trên 50% có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Người lớn mắc viêm da dị ứng thường có tổn thương khu trú, biểu hiện dưới dạng chàm bàn tay hoặc lichen đơn mạn tính.



Ngứa là một triệu chứng nổi bật của viêm da dị ứng và do gãi gây ra nhiều tổn thương thứ phát khác trên vùng da bị bệnh. Các dấu hiệu khác của viêm da dị ứng là: xanh tím quanh miệng, xuất hiện thêm một nếp gấp nữa dưới mí mắt dưới (đường Dennie), tăng số chỉ tay, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn da, nhất là khi bị nhiễm Staphylococcus aureus. Bệnh nhân bị viêm da dị ứng thường có da khô và ngứa, một số trường hợp tăng IgE huyết thanh.



Bệnh lý miễn dịch cho thấy tế bài T trợ giúp trí nhớ hoạt hóa, biểu hiện của kháng nguyên tế bào lympho da, là phối tử của phân tử bám dính tế bào nội mô chịu cảm ứng E-selectin. Trong viêm da dị ứng, tổn thương da cho thấy có tế bào Langerhans CD 1a+ dương tính mang IgE. Người ta cho rằng những tế bào này có liên quan với bệnh sinh viêm da dị ứng, qua khả năng điều tiết đáp ứng quá mẫn cảm với các dị ứng nguyên của môi trường sống.



Để chẩn đoán bệnh thường dựa vào các tiêu chí như sau: ngứa và gãi; bệnh tiến triển nặng rồi thuyên giảm; tổn thương có đặc trưng của viêm da dạng chàm; bệnh sử có dị ứng cá nhân hoặc gia đình như hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn hoặc chàm; diễn biến bệnh kéo dài hơn 6 tuần.



Phương pháp chữa trị



Nguyên tắc điều trị bệnh viêm da dị ứng là tránh các kích thích da, sử dụng hợp lý, đúng chỉ định các chất glucocorticoid tại chỗ có tác dụng thấp hoặc tác dụng vừa, và điều trị nhanh chóng tổn thương da nhiễm khuẩn thứ phát. Cần hướng dẫn bệnh nhân tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng, tránh dùng hay hạn chế dùng xà phòng. Ngay sau khi tắm, lúc da hãy còn ướt, nên bôi thuốc glucocorticoid trên da dạng kem hoặc dạng thuốc mỡ có tác dụng nhẹ hoặc tác dụng vừa. Chú ý không nên dùng các glucocorticoid tại chỗ có flo hóa ở vùng da mặt và các chỗ da trầy. Trường hợp tổn thương da có mày và rỉ nước, nên điều trị bằng kháng sinh toàn thân có tác dụng chống S.aureus, vì nhiễm khuẩn thường làm cho chàm nặng thêm. Nên dùng kháng sinh pencillin loại kháng pencillinase hoặc cephalosporin vì tỷ lệ vi khuẩn kháng macrolid khá cao. Nếu dùng dicloxacillin hoặc cephalexin theo liều 250mg x 4lần/ngày, trong 7-10 ngày, thường đủ để làm giảm sự tạo khóm nặng. Có thể dùng thuốc kháng khuẩn có chứa triclosan và mupirocin rửa mũi cách quãng để điều trị dự phòng.



Điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng vì viêm da dị ứng thường có ngứa nổi ban. Những loại th
kháng histamin có tác dụng điều trị ngứa, nhưng tác dụng làm dịu lại hạn chế. Vì vậy chỉ nên sử dụng các chất kháng histamin mà có tác dụng làm dịu da.


Trong điều trị cần hạn chế dùng glucocorticoid toàn thân, trừ trường hợp bệnh nặng không đáp ứng với liệu pháp dùng tại chỗ. Lưu ý rằng với bệnh nhân viêm da dị ứng mạn tính, sử dụng glucocorticoid toàn thân thường chỉ làm sạch da trong thời gian ngắn và khi ngưng thuốc, viêm da sẽ tái phát, có khi nặng hơn, vì vậy việc dùng thuốc này cần hạn chế.



Chào Thầy . Cháu năm nay 24 tuổi . Theo như Bác Sĩ ở viện da liễu tw khám thì cháu bị bệnh viêm da dầu . Cháu đã uống rất nhiều các loại thuốc Tây nhưng không khỏi . Triệu chứng bệnh là da đầu ngứa ( ít ), bong vẩy nhiều , vành tai , lỗ tai cháu cũng bị bong vẩy . Trên da đầu những lúc bệnh nặng còn nổi cả những nốt nhỏ nhỏ mầu đỏ .
Cháu bị bệnh này khoảng 5 năm rồi . Cháu rất khó chịu và thường xuyên bị stress . Gây ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như giao tiếp hàng ngày của cháu .
Vậy kính mong thầy hướng dẫn và kê đơn thuốc cho cháu .
Cám ơn thầy



Trả lời:



Viêm da đầu là một loại bệnh mãn tính. Một số y sỹ, bác sỹ xếp bệnh này vào một loại của bệnh vẩy nến. Bệnh này đòi hỏi ăn uống kiêng cữ và thời gian chữa trị khá lâu. Việc chữa trị lâu hay mau, khỏi hay không lệ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Theo Đông y, bệnh này thuộc loại dễ chữa trị hơn so với nhiều loại bệnh khác mà Đông y chữa được.



Trên vùng da ở hai khóe mũi của mình nó bị nấm hay sao ấy ( ở vùng mũi của mình tiết bã nhờn nhiều nhất trên mặt ). Biểu hiện là: đỏ, có vẩy, bóc ra thì thấy ngứa đôi lúc thấy rát, rất khó chịu. Mình bị cũng gần 1 năm rồi, ra ngoài tiệm thuốc khám nhưng uống thuốc không khỏi. Vào tháng 10, 11 thì nó hết, nhưng đến nay thì lại bị lại. Có bạn nào biết bệnh gì thì cho mình biết nhé.



Trả lời:


 Theo như mô tả thì phải nghĩ ngay đến viêm da da dầu hoặc viêm da cơ địa, bệnh này chủ yếu gặp ở người da dầu, điều trị không khỏi dc, chỉ đỡ thôi, và dần dần tiến triển mạn tính, thành vẩy  nến. Bạn nên đến gặp các Bác sỹ để xác định chính xác bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.
 

Tôi đang bị viêm da dầu, đặc biệt là ở mũi. Hiện tôi đang điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khi điều trị bằng thuốc, tôi nên chăm sóc da như thế nào để loại bỏ được những tế bào chết, thu nhỏ lỗ chân lông, làm mờ những vết viêm da cũ mà không phải đi spa? Trước khi mua cần thử những gì để biết có phù hợp với làn da của mình hay không?
Trả lời:
Loại da dầu rất dễ làm lỗ chân lông to hay bị cồi đen trong lỗ chân lông nhất là ở vùng chữ T. Việc chăm sóc da dầu bao gồm: chọn các sản phẩm tẩy rửa dành cho da dầu, bôi các sản phẩm dưỡng da giúp hút bớt chất nhờn, tiêu sừng nhẹ để hạn chế sự bít tắt các lỗ chân lông hoặc sử dụng kem bôi dưỡng trắng da dành cho da dầu vào buổi tối. Tất cả các sản phẩm này bạn có thể được tư vấn tại các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc chuyên viên chăm sóc da.

Tôi bị viêm da dầu 3 tháng nay, đang điều trị tại khoa da liễu viện Bạch Mai nhưng lâu rồi không khỏi, tôi nên điều trị thế nào bây giờ?
Trả lời:
Theo Tôi nếu bạn điều trị bằng thuốc Tây không khỏi thì bạn có thể tìm đến các phương thuốc Đông y. Hiện nay có một số nghiên cứu đã chứng minh việc điều trị viêm da dầu đạt hiệu quả rất cao.

Em năm nay 22 tuổi, da e là thuộc loại da dầu, lỗ chân lông khá to và còn xuất hiện lông tơ màu, mỗi khi nhìn e thấy rất mất tự tin, em muốn hỏi có cách nào để điều trị da dầu và làm cho lỗ chân lông nhỏ lại không?Rất mong mọi người giúp em, em cảm ơn!
Trả lời:
Sau đây là một vài mẹ nhỏ có ngay trong bếp nhà bạn:


Tỏi và chanh: Da dầu là loại da nhờn bóng. Nếu bạn thuộc loại da dầu thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá (bởi chất nhờn là môi trường thuận lợi để mụn trứng cá phát triển). Hãy dùng nước chanh vắt, thấm vào chiếc bông gòn và thấm trực tiếp lên da hay những  khu vực bị mụn tấn công.



Ngoài ra, chanh còn có khả năng giúp bạn thu nhỏ lỗ chân lông. Một cách khác nữa, chỉ cần làm một hỗn hợp gồm tỏi và khuấy với nước cốt chanh sau đó bôi lên mặt. Lúc đầu nó sẽ hơi tấy một chút nhưng sẽ mang đến cho bạn một kết quả thần kỳ. Nó cũng có thể có tác dụng như là một mẹo nhanh giúp bạn loại mụn.

Muối tinh: Cách này cực đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể dùng muối tinh bôi lên chỗ tập trung nhiều dầu nhất, mát xa nhẹ nhàng sau 3 phút rồi dùng ngón trỏ mát xa nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên ở nhưng vùng lỗ chân lông to như hai bên cánh mũi.


Đu đủ: Nghiền đu đủ và chà nhẹ lên da. Đu đủ rất giàu các chất chống oxi hóa và được biết đến với tính năng lột da chết tuyệt vời, điều có thể giúp bạn loại bỏ lớp dầu, bụi bẩm thừa. Nếu bạn sử dụng ít nhất 3-4 lần một tuần, bạn có thể dễ dàng tận hưởng làn da sáng không dầu và tránh được các vấn đề về da mạo hiểm như mụn, mụn đầu đen.

Dâu: Bạn sẽ phải cần đến một chút dầu, một thìa lớn brandy và một chút vụn bánh mì, 1 thìa nhỏ nước hoa hồng và một thìa lớn hợp chất giống đất sét (fullers earth). Trộn mọi thứ trong máy ép từ vụn bánh mì. Sau đó cho bánh mì vào rồi bôi hỗn hợp lên mặt trong nửa tiếng, ban sẽ cảm thấy làn da mềm mại và rạng rỡ hơn hẳn. Tuy nhiên, công thức này có thể khiến bạn tốn sức và nỗ lực tuy nhiên vẫn rất đáng.


Nước dưa chuột: Nước dưa chuột ngoài tác dụng làm căng da còn có thể hạn chế dầu, tránh da mặt sạm tối. Bạn nghiền nát dưa chuột lấy nước rồi bông thấm thoa đều lên mặt. Cắt dưa chuột thành lát mỏng sau đó chế nước sôi vào, chờ khi nước nguội rồi dùng bông thấm nước thoa đều lên mặt.



Xin hỏi bác sĩ: viêm da dầu do nấm và bệnh nấm á sừng vảy nến có khác nhau không?. Nếu da đầu có lớp vảy, khi gội thì nó có màu trắng còn bình thường màu đen thì là bị viêm da dầu hay vảy nến?. Muốn biết chính xác bị bệnh gì thì nên làm xét nghiệm gì.và cách điều trị hiện đại bây giờ là gì?.

Trả lời:

Sở dĩ đặt tên là bệnh vẩy nến vì những tổn thương đồng tâm, trắng; khi gãi sẽ bong ra vụn nhỏ như nến trắng nên gọi là bệnh vẩy nến. Bệnh nấm khác là cũng tổn thương trắng, nhưng có thể như gàu trắng, hoặc những mảng trắng nhưng không giống vảy nến và thường rất ngứa. Như cháu mô tả có khả năng là bị nấm. Nên đi khám bác sĩ da liễu, làm xét nghiệm xác định mới có hướng điều trị hiệu quả được.